Điện thoại bị hack cảnh báo quản lý thông tin dữ liệu khi sử dụng
Smartphone là một trong những thiết bị không thể thiếu trong đời sống hiện nay, nó phép chúng ta kết nối với bạn bè, giải trí, hỗ trợ công việc. Theo thống kê, gần một nửa dân số thế giới sở hữu smartphone, cũng chính vì sự phổ biến này mà nó đã trở thành miếng mồi béo bở của tin tặc. Vậy làm sao để có thể nhận biết điện thoại bị hack cũng như phòng tránh quản lý dữ liệu điện thoại?
Nguyên nhân, dấu hiệu của việc điện thoại bị hack
Chắc chắn bạn cũng đang muốn biết nguyên nhân tại sao các hacker có thể hack được trong khi điện thoại là bạn đang dùng. Cụ thể như sau:
- Khi bạn sử dụng điện thoại và kết nối thông qua mạng Wifi không được bảo mật như: Quán cà phê hoặc sân bay… Bởi với những phương tiện Wifi công cộng như vậy là bạn đã đang chia sẻ tất cả lưu lượng truy cập của mình với mọi người xung quanh.
- Cũng có thể do kết nối điện thoại của bạn qua USB không xác định cũng có nguy cơ khiến tất cả dữ liệu của bạn sẽ bị tiết lộ và chuyển giao.
- Với sự trợ giúp của SS7 là hệ thống tín hiệu của trạm điện thoại trên toàn thế giới nên các hacker có thể đọc tin nhắn văn bản, nghe các cuộc gọi điện thoại và theo dõi vị trí điện thoại di động của bạn. Điều này vô cùng lo ngại nếu bạn là những người nổi tiếng.
- Các ứng dụng như: Spy Phone App, Spyzie hoặc Spyera được coi là gián điệp giúp cho hacker có thể thâm nhập được vào điện thoại của bạn.
- Xuất phát từ các tin nhắn SMS giả mạo. Đó là khi bạn nhận được một thông báo có đường link liên kết nói rằng đó là bảng sao kê ngân hàng, chuyển tiền, ảnh của bạn hay quà tặng…. Và khi bạn nhấp vào nó, tải tập tin và đó cũng là lúc bạn đã vô tình tiết lộ tất cả các nội dung trong điện thoại của bạn với hacker.
Các dấu hiệu cơ bản thường thấy chiếc điện thoại của bạn đang bị tấn công
- Nếu bạn cảm thấy điện thoại của mình bị nóng, ngay cả lúc không thực hiện các cuộc gọi hoặc đang sử dụng nó. Đây là một dấu hiệu khác cũng cho thấy các phần mềm không xác định đang chạy. Nếu kiểm tra không thấy có phần mềm nào đang chạy ngầm thì chứng tỏ khả năng cao máy của bạn đang bị hack
- Dấu hiệu điện thoại bị hack là khi điện thoại của bạn tự khởi động lại, tắt nguồn, quay số hoặc bắt đầu chạy các chương trình ứng dụng mà bạn không hề động vào. Nếu như không phải do nó đang phá tan hệ thống thì có thể đang bị khai thác thông tin từ các hacker.
- Ứng dụng số điện thoại không xác định trong “Cuộc gọi gần đây” cũng là một dấu hiệu bạn cần lưu tâm.
- Cuối cùng, nếu để ý bạn sẽ thấy có những tiếng ồn hoặc tiếng vang trong số cuộc gọi mà trước đây bạn hoàn toàn chưa khi nào bị như vậy.
- Bạn nhận thấy điện thoại của mình bị hao pin rất nhanh ngay khi lúc bạn không sử dụng. Nhưng bạn cũng nên lưu ý vì điều này cũng có thể xảy ra khi có một ứng dụng không xác định đang chạy ngầm trong điện thoại của bạn.
- Dấu hiệu tiếp theo là bạn không thể tắt thiết bị di động của mình. Không những thế, lúc này điện thoại của bạn lại còn bắt đầu mở các phần mềm khác nhau, tăng ánh sáng,… Nhiều người còm nhầm tưởng rằng điện thoại đang bị đơ, chập. Khả năng cao là điện thoại của bạn đang bị người khác thâm nhập đấy nhé.
Với những dấu hiệu nguyên nhân và cách nhận biết như trên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của việc điện thoại của chúng ta là mục tiêu của các cuộc tấn công. Đặc biệt nếu bạn là người nổi tiếng hoặc sử dụng điện thoại để kinh doanh online thì đây là các mục tiêu hàng đầu, của các hacker đấy nhé.
>> Xem thêm: 11 ứng dụng hack wifi tốt nhất dành cho bạn
Cách phòng ngừa những cuộc tấn công của các hacker không mong muốn
1. Luôn cập nhật hệ điều hành
Việc cập nhật hệ điều hành thường xuyên sẽ giúp phòng tránh điện thoại bị hack. Nếu đang sử dụng các thiết bị Android, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) – About phone (giới thiệu điện thoại) – System update (cập nhật hệ thống). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
Đối với các thiết bị iOS (iPhone, iPad), bạn hãy vào Settings (cài đặt) – General (cài đặt chung) – Software Update (cập nhật phần mềm) – Download & Install (tải về & cập nhật). Để tiết kiệm thời gian, người dùng có thể kích hoạt tùy chọn Automatic updates (tự động cập nhật).
Cập nhật hệ điều hành là một cách tốt nhất và đơn giản nhất giúp các bạn có thể tránh được các cuộc tấn công bảo vệ thông tin cá nhân. Trên thực tế thì nhà sản xuất luôn hỗ trợ sản phẩm điện thoại của mình tối đa gần như là hết vòng đời sử dụng của chúng.
Việc cập nhật này ngoài việc thay đổi giao diện làm mới tối ưu cho di động, chúng còn nhằm mục đích vá những lỗ hổng bảo mật. Việc nhà sản xuất tự tạo ra các cuộc tấn công giả định một cách thường xuyên cho chính sản phẩm của họ và cập nhật dữ liệu từ các cuộc tấn công khác trên thực tế. Do đó hơn ai hết họ biết được cách vá lỗi cho các sản phẩm của mình một cách tốt nhất. Hãy cố gắng giữ cho điện thoại của bạn luôn được sử dụng phiên bản mới nhất đến từ nhà sản xuất.
2. Hãy cảnh giác với những gì bạn cài đặt
Theo mặc định, các ứng dụng sẽ yêu cầu quyền truy cập vào thư viện ảnh, micro, camera… để có thể hoạt động. Tuy nhiên việc lợi dụng việc gia hạn quyền can thiệp vào hệ thống sẽ có nguy cơ rất cao dẫn đến một cuộc tấn công không mong muốn với thiết bị của bạn. Vì vậy hãy thật sự cân nhắc kỹ trước khi cài đặt bất cứ một phần mềm nào không rõ nguồn gốc.
3. Thiết lập mật khẩu màn hình khóa
Thiết lập mật khẩu, mã PIN, pattern (hình vẽ) là cách đơn giản nhất để hạn chế dữ liệu riêng tư rơi vào tay kẻ gian.
Những việc làm đơn giản này cũng góp phần không nhỏ vào bảo mật điện thoại. Ngoài việc phòng tránh điện thoại bị hack ăn cắp dữ liệu khi bị thất lạc, nó còn giúp hạn chế những người có dụng ý xấu cố gắng cài đặt vào máy bạn những phần mềm gián điệp nhằm theo dõi những cuộc điện thoại của bạn hàng ngày.